Quy định về chi phí bảo hiểm công trình xây dựng mới nhất năm 2021

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, những công trình cũng theo đó mà mọc lên như nấm. Do vậy, chi phí bảo hiểm công trình được đưa ra nhằm giảm bớt các loại rủi ro có thể xảy đến khi xây dựng. Vậy xung quanh loại bảo hiểm này có những quy định gì, cách tính mức phí như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Định nghĩa bảo hiểm công trình xây dựng

Bảo hiểm công trình xây dựng còn có tên gọi khác là bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đặt – Contractors All Risks Insurance. Đây là loại bảo hiểm dành cho các công trình xây dựng trong thời gian thi công. Chúng được áp dụng phổ biến cho những công trình sau: nhà ở, chung cư, văn phòng, công trình công cộng. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng đối với các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật, cấp thoát nước; công trình sản xuất công nghiệp, năng lượng gió và điện năng lượng mặt trời.

Trong đó, bên mua bảo hiểm có thể là nhà thầu thi công, chủ đầu tư dự án, nhà thầu phụ hoặc các bên có quyền lợi và lợi ích liên quan.

Chi-phi-bao-hiem-cong-trinh-1

Các hạng mục chi phí bảo hiểm công trình xây dựng

Các hạng mục chi phí bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định Luật xây dựng năm 2014 gồm những loại sau: trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba; bảo hành công trình xây dựng; công trình trong thời gian xây dựng; cuối cùng là thiết bị vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công cũng như người lao động.

Trong luật cũng quy định rõ những hạng mục mà chủ thể bắt buộc phải mua bảo hiểm như: bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường; công trình trong thời gian xây dựng; trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.

Làm thế nào để tính toán chi phí bảo hiểm công trình xây dựng?

Tại Phụ lục 7 thuộc Thông tư số 329/2016/TT-BTC, mức phí bảo hiểm công trình được tính theo công thức sau:

Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng = Giá trị công trình xây dựng x Tỷ lệ phí bảo hiểm xây dựng 

Tỷ lệ phí bảo hiểm được Bộ tài chính quy định và được ghi rõ trong luật. Mức tỷ lệ này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình được cán bộ công ty bảo hiểm khảo sát.

Chi-phi-bao-hiem-cong-trinh-2

Một khái niệm khác cũng cần được quan tâm là mức khấu trừ bảo hiểm công trình. Mức khấu trừ này được áp dụng theo bảng dưới đây hoặc bằng 5% giá trị tổn thất, tùy theo con số nào lớn hơn. Đơn vị sử dụng trong bảng là: triệu đồng.

Giá trị bảo hiểm Mức khấu trừ loại “M” Mức khấu trừ loại “N”
Đối với rủi ro thiên tai Rủi ro khác Đối với rủi ro thiên tai Rủi ro khác
Tới 10.000

20.000

100.000

600.000

700.000

100

150

200

300

500

20

30

60

80

100

150

200

300

500

700

40

40

80

150

200

 

Phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng và những quy định bồi thường bảo hiểm

Bảo hiểm công trình bảo vệ quyền lợi gồm 2 phần cơ bản: Bảo hiểm giá trị của công trình xây dựng và Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba trong quá trình xây dựng. Trong trường hợp xảy ra sự cố, số tiền bồi thường bảo hiểm được tính toán dựa trên giá trị tổn thất thực tế của công trình trong phạm vi bảo hiểm, trừ đi mức khấu trừ.

Bên cạnh đó, cần chú ý những rủi ro được bảo hiểm chấp nhận. Đó là những rủi ro về thiên tai như động đất, mưa lớn, lũ lụt, sét đánh, đất lún, sụt lở,…Ngoài ra, nên lưu ý những rủi ro bất ngờ, khó lường trước, đơn cử như cháy, nổ, bất cẩn do thiếu kỹ năng, hành động cố ý phá hoại, mở rộng thiệt hại cho tài sản lưu kho, lỗi thiết kế và thiệt hại khác trong quá trình bảo hành công trình. Tất cả những rủi ro trên đều được bảo hiểm bồi thường và chi trả.

Chi-phi-bao-hiem-cong-trinh-3

Trên đây là một số quy định về chi phí bảo hiểm công trình, các hạng mục của bảo hiểm cũng như công thức tính toán mức chi phí. Hy vọng những thông tin trong bài viết mà chúng tôi đưa ra có thể giúp ích nhiều cho bạn.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply