AOP trong kinh doanh là gì? Các bước xây dựng AOP hiệu quả

AOP trong kinh doanh là gì? Cách xây dựng AOP hiệu quả nhất như thế nào? Trong kinh doanh bạn phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, để mọi việc có thể diễn ra một cách trơn tru nhất bạn cần phải vạch ra một kế hoạch thật rõ ràng. Vào những tháng cuối năm, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều dành thời gian cho việc lập lên kế hoạch kinh doanh hàng năm (AOP – Annual Operating Plan), đây là công việc quan trọng nhằm định hướng được mục tiêu, chiến lược thực hiện, kế hoạch ngân sách, kế hoạch hành động… cho năm kinh doanh tiếp theo.

AOP trong kinh doanh là gì?

Aop-trong-kinh-doanh-la-gi-1

AOP trong kinh doanh là gì? AOP là bảng kế hoạch hoạt động hàng năm và viết tắt của cụm từ “Annual Operating Plan. AOP trong kinh doanh được lập ra để nhằm dự báo được thu chi trong một năm hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể xác định được chính xác những mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện và theo dõi sát sao AOP có thể giúp xác định, định hướng về các hoạt động cho năm kế tiếp, xây dựng chiến lược thống nhất từ trên xuống dưới.

Để xây dựng được bảng kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm (AOP) một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ được những yêu cầu và các bước cơ bản sau:

Aop-trong-kinh-doanh-la-gi-2

Nắm rõ về công việc kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi chuẩn bị để lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nắm rõ về lĩnh vực, những công việc cụ thể mà doanh nghiệp mình đang thực hiện và hướng tới. Điều này có nghĩa bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng về toàn bộ những thông tin, những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực trên cả hai phương diện là đọc và tìm hiểu thông tin về ngành nghề đó thông qua sách báo và các tài liệu liên quan, đồng thời cũng cần phải thường xuyên nói chuyện, trao đổi với những người trong ngành, để từ đó tích lũy, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm và vốn kiến thức để áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Xác định rõ ràng mục tiêu của các kế hoạch đó

Aop-trong-kinh-doanh-la-gi-3

Sau khi đã tìm hiểu và có những kiến thức về lĩnh vực của doanh nghiệp thì điều tiếp theo bạn cần làm chính là phải đưa ra được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng nhất cho kế hoạch của mình cũng như dựa vào mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đã đưa ra. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm sẽ giúp cho bạn có thể thấy rõ tầm nhìn của kinh doanh, đồng thời đưa bạn đến với tầm nhìn đó, tạo động lực để thúc đẩy doanh nghiệp có thể hoàn thành một cách tốt nhất những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp có thể thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng.

Xác định các đối tượng cần hướng tới

Khi đã xác định được mục tiêu hoạt động và lên kế hoạch thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài thì sẽ cần phải xây dựng nên một kế hoạch thật phù hợp cho các hoạt động đã đề ra. Các nhà đầu tư bên ngoài cũng có thể là những người bạn bè hay các thành viên trong chính gia đình hay là các ngân hàng và các nhà đầu tư mạo hiểm khác. Đây là những đối tượng sẽ đầu tư cho doanh nghiệp của bạn thông qua việc cho vay, mua cổ phiếu hoặc có thể là kết hợp cả hai cách trên. Việc đưa ra phương pháp để xác định mức độ hiểu biết của các đối tượng và những mong muốn của họ đối với dự án tiềm năng cũng chính là cách mà doanh nghiệp xác định rõ ràng được đối tượng cần hướng tới cho doanh nghiệp của mình. Và điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất ở đây chính là sự tín nhiệm mà doanh nghiệp mang đến cũng như sự hiểu biết về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận đầu tư lớn trong các giai đoạn và khả năng tự tin về tài chính .

Tiến hành xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh (AOP)

Aop-trong-kinh-doanh-la-gi-4

Điều đầu tiên khi tiến hành xây dựng AOP chính là phải phác thảo ra một bản kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Đó là việc xem xét toàn bộ những khía cạnh của doanh nghiệp và đánh giá xem nó có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh không? Việc trình bày kế hoạch hoạt động cần được thể hiện những nội dung sau:

  • Bảng kế hoạch hoạt động hàng năm cần phải tuyên bố được về sứ mệnh của doanh nghiệp đó.
  • AOP cần phải thể hiện được một cách tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
  • Kế hoạch phải mô tả được các thành phần quan trọng và chủ chốt nhất của doanh nghiệp. Thể hiện được những đặc điểm về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh.

Trước tiên bạn cần phải hình dung được kế hoạch kinh doanh của mình sẽ chứa những công việc gì. Bạn có thể liệt kê ra mọi khía cạnh của doanh nghiệp xem nó có ảnh hưởng như thế nào tới kế hoạch kinh doanh năm của bạn.

Bạn cần phải ghi nhớ AOP sẽ là lộ trình mà bạn cần phải thực hiện trong năm để đạt được những con số đáng kỳ vọng trong kinh doanh. Ngoài ra, khi bạn muốn kêu gọi vốn thì các nhà đầu tư cũng sẽ rất quan tâm tới AOP của bạn. Chính vì thế hãy lập cho mình bảng kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt.

Một AOP trong kinh doanh hoàn chỉnh sẽ bao gồm các công việc sau đây:

  • Tuyên bố được các sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Tóm tắt được lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
  • Giới thiệu về thành phần chủ chốt tại doanh nghiệp.
  • Đặc điểm dịch vụ hoặc sản phẩm mình đang bán.
  • Những thị trường mục tiêu mà mình muốn hướng tới trong năm.
  • Phân tích được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp.
  • Có chiến lược tiếp thị.
  • Dự thảo một bảng tài chính thật rõ ràng.
  • Những đề xuất khi triển khai kinh doanh hoặc hình thức huy động vốn doanh nghiệp.
  • Phụ lục liên quan.

Tại sao phải tạo AOP trong kinh doanh?

Aop-trong-kinh-doanh-la-gi-5

Sau khi tìm hiểu AOP trong kinh doanh là gì thì bạn cần phải biết ý nghĩa của việc thực hiện AOP này. Khi chúng ta thực hiện các công việc theo kế hoạch thì đều sẽ mang lại những kết quả, chúng có thể không đem lại nhiều những lợi ích như bạn kỳ vọng, nhưng chắc chắn AOP sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể định hướng mục tiêu một cách rõ ràng.

Ý nghĩa của việc thực hiện AOP

  • Công ty có một mục tiêu rõ ràng, tất cả các phòng bạn trong công ty cần phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu đó.
  • Các cấp quản lý có thể dễ dàng điều hành và đánh giá nhân viên cấp dưới của mình hơn.
  • Kiểm soát được công việc đang thực hiện từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Giúp việc xây dựng AOP cho những năm tiếp theo trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

Tác hại khi không xây dựng AOP

Như các bạn đã được biết thì gần như tất cả doanh nghiệp được thành lập đều hướng tới mục tiêu là lợi nhuận. Khi một doanh nghiệp không lập cho mình một kế hoạch kinh doanh hàng năm (AOP) sẽ bị lâm vào một trong những tình trạng sau đây:

  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp không rõ ràng, các phòng ban không có tính kết nối với nhau dẫn tới hoạt động rời rạc.
  • Không lên được chiến lược cụ thể hàng năm, chính vì thế doanh nghiệp rất dễ đi sai hướng.
  • Các phòng ban không được phân công việc một cách cụ thể, dẫn tới không quy ra được trách nhiệm mỗi khi có sự việc không mong muốn xảy ra.
  • Cấp quản lý sẽ không biết dựa vào đâu để có thể so sánh và đánh giá, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời nhằm cải thiện tình hình trở nên tốt hơn.
  • Từng phòng ban khi không có kế hoạch sẽ không đánh giá được hiệu quả của công việc, dẫn tới tinh thần vô trách nhiệm của các nhân viên.
  • Không có AOP các doanh nghiệp sẽ không chỉ ra được cho mình những giải pháp dự phòng mỗi khi có tình huống xấu xảy ra.

Kết Luận

Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể biết được AOP trong kinh doanh là gì? Việc tạo AOP là vô cùng cần thiết và quan trọng chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần lập lên được một bảng kế hoạch kinh doanh trong năm càng chi tiết càng tốt!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply