Tìm hiểu mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế mới nhất

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh. Vậy mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh được viết như thế nào? Có những thủ tục gì liên quan? Thông tin của bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.

Các thông tin liên quan đến vấn đề tạm ngừng kinh doanh

Để hiểu được các kiến thức liên quan đến tạm ngừng kinh doanh. Và các thủ tục pháp lý cần thiết khi tạm ngừng kinh doanh. Chúng ta cần đọc các thông tin sau đây.

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là gì?

Tạm ngừng kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất đinh. Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải có thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu tạm ngừng và thời hạn tạm ngừng. Các văn bản đó phải nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước thời điểm bắt đầu tạm ngừng.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh được chia làm hai trường hợp:

  • Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của chính doanh nghiệp
  • Phải tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Mau-thong-bao-tam-ngung-kinh-doanh-gui-co-quan-thue-1

Điều kiện để doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh

  • Trước khi doanh nghiệp muốn tạm ngừng việc kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý thuế trước 15 ngày.
  • Doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn không quá một năm. Và lưu ý được gia hạn liên tiếp không quá một năm tiếp theo.
  • Trong thời gian doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động và khách hàng trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế mới nhất

Để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Mau-thong-bao-tam-ngung-kinh-doanh-gui-co-quan-thue-2

Hồ sơ và thủ tục liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng đăng ký kinh doanh gồm có: Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, biên bản họp về quyết định tạm ngừng kinh doanh theo đúng thẩm quyền, bản sao giấy tờ đã được chứng thực của người nộp hồ sơ.

Về thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh gồm có 2 bước.

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp sơ tạm ngừng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh ( tại sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở ). Sau đó, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông tin tạm ngừng kinh doanh.
  • Bước 2: Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, sở KHĐT sẽ gửi thông tin doanh nghiệp sang bên cơ quan thuế để xem còn số thuế nợ hay không. Và trong 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế hiện nay

Đối với các doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, thì sau khi doanh nghiệp sở KHĐT nhận được hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh sẽ đối soát lại với cơ quan thuế. Không cần phải trực tiếp làm thủ tục xác nhận với cơ quan thuế. Nhưng với những doanh nghiệp thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế. Thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Mau-thong-bao-tam-ngung-kinh-doanh-gui-co-quan-thue-3

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn điền thông tin của mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế:

  • Thông tin doanh nghiệp: Ghi đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời hạn tạm ngừng kinh doanh.
  • Các lý do tạm ngừng kinh doanh thường là công ty gặp khó khăn trong kinh doanh như thua lỗ, thiếu vốn,…
  • Nếu doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp tục kinh doanh và lý do tiếp tục kinh doanh.

Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn liên quan đến mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế. Trong tình hình dịch bệnh khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn, cho nên họ tìm hiểu đến cách giải quyết là tạm ngừng kinh doanh. Rất mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn biết được quá trình hoàn thành các thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply