So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế 

Bài viết hôm nay chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc là về so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực về kế toán của Việt Nam. Về cơ bản thì các chuẩn mực đã đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn trong việc lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện hội nhập thì các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở đặt tại Việt Nam thường yêu cầu chi nhánh hay là công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phải phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Do đó, cần phải có sự hiểu biết về cả chuẩn mực Kế toán Quốc tế và cả chuẩn mực Kế toán Việt Nam.So-sanh-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-quoc-te-1

So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế

Tìm hiểu chung

So-sanh-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-quoc-te-2

IAS là từ viết tắt của International Accounting Standard/IFRS đều được soạn thảo bởi International Accounting Standard Board – IASB. Trước năm 2003, những chuẩn mực Kế toán Quốc tế được công bố với tên gọi là IAS. Sau năm 2003, chuẩn mực mới được ra đời được đổi tên thành IFRS.

Hiện tại, chuẩn mực Kế toán Quốc tế tổng cộng 41 IAS và 16 IFRS. IASB quy tụ nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đến từ nhiều Quốc gia, nhiều Châu lục và đọc hiểu Báo cáo Tài chính tại nhiều phương diện khác nhau như là người lập báo cáo tài chính, nhà quản lý hay người sử dụng các báo cáo tài chính và những học giả uy tín.

Quy trình soạn thảo và ra công bố của IAS/IFRS được diễn ra vô cùng chặt chẽ đảm bảo chất lượng và mang tính thực hành cao. Rất nhiều Quốc gia và lãnh thổ đang dùng IAS/IFRS làm chuẩn mực kế toán của Quốc gia đó như là các nước châu Âu, Singapore, Hồng Kông và Úc … Các quốc gia tại châu Á và trên thế giới đã và đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để sao cho phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác biệt nếu có.

Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó cùng với sự ra đời của thông tư ngày 22 tháng 12 năm 2014 nhằm giảm thiểu tối đa những sự khác biệt giữa 2 Chuẩn mực Kế toán VAS (Vietnam Accounting Standard) và chuẩn mực IAS/IFRS.

Những điểm khác nhau tổng quan

So-sanh-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-quoc-te-3

Hình thức

Nhằm so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế với VAS, IAS không bị áp đặt về hình thức như hệ thống tài khoản Chart of Account và biểu mẫu báo cáo và hình thức sổ kế toán (Ledgers). IAS hay IFRS hầu hết không có quy định về các biểu mẫu kế toán và các doanh nghiệp sử dụng IAS hoặc IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như là các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với các đặc thù của doanh nghiệp (Ví dụ như doanh nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt phải có số tài khoản là 111, còn những doanh nghiệp áp dụng IAS hay IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này).

IAS còn đưa ra một bộ khung về khái niệm giữa các chuẩn mực đều có tính thống nhất rất cao. VAS còn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu bộ khung về định nghĩa cũng như là tính thống nhất giữa các chuẩn mực kế toán.

Hệ thống Tài khoản (Chart of Account)

IAS hay IFRS chỉ quy định hình thức của các loại báo cáo tài chính theo IAS 1 mà không có quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo hệ thống tài khoản kế toán để sao cho phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như là báo cáo quản trị của doanh nghiệp mình. Việc bắt buộc với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi sẽ gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bởi vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và sẽ làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tài khoản ở Việt Nam thì chỉ nên mang tính định hướng cho doanh nghiệp thay cho bắt buộc như hiện tại.

So-sanh-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-quoc-te-4

Các chuẩn mực cơ bản

  • VAS hiện chưa có quy định cho tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo giá trị hợp lý ở thời điểm báo cáo.
  • VAS 21 có quy định báo cáo tài chính không bắt buộc phải có báo cáo thay đổi vốn của chủ sở hữu như chuẩn mực IAS 1.
  • VAS 3 cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng, thiết bị trong trường hợp có quyết định Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sát nhập doanh nghiệp và không ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm.
  • VAS 11 quy định lợi thế thương mại được phân bổ trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày giao dịch hợp nhất kinh doanh. Trong khi đó, IFRS 3 quy định phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất.

Kết Luận

Bài viết này chúng tôi gửi đến bạn đọc sự so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Mong rằng thông tin sẽ giúp có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply